Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT

LỜI MỞ ĐẦU

Trong trường học thư viện là bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học cho học sinh, tạo cơ sở từng bước đổi mới phương pháp dạy và học. Đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng, chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường.
Nhờ có thư viện tri thức được tích lũy trong tài liệu, sách, báo được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể nói thư viện là chiếc noi chứa nguồn tri thức của nhân loại, là nơi giúp cho con người có điều kiện học tập một cách sâu sắc và hoàn chỉnh kiến thức một cách bổ ích.
Chúng ta đang sống và hòa mình vào trong xu thế chuyển mình của đất nước. Để đạt được mục tiêu giáo dục trồng người các thư viện trường học cần phải cố gắng vươn lên để phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, từng bước thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ mà xã hội tin tưởng giao cho trong việc nâng cao chất lượng GD – ĐT toàn diện trong nhà trường và cũng để cho ngày càng phù hợp với xu thế phát triển chung của thư viện nước nhà.
Để thư viện thật sự hoạt động hiệu quả thì công tác nghiệp vụ của các thư viện trường học cần được chú ý hơn, cần nâng cao chất lượng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của GV – HS mà nhiệm vụ cơ bản của thư viện trường học thì phải có vốn tài liệu chất lượng và đầy đủ nội dung theo yêu cầu người dùng tin và được giới thiệu một cách thiết thực, đảm bảo việc thỏa mãn những yêu cầu về sách, báo, tạp chí cho GV – HS trong việc dạy và học. Một khi đã có vốn tài liệu thì hoạt động tìm tin là một trong những yếu tố tích cực của hoạt động thư viện vì vốn tài liệu được người dùng tin khai thác một cách triệt để thì vòng quay tài liệu đạt hiệu quả cao. Đó cũng là lý do tôi viết đề tài Phân tích thực trạng hoạt động tìm tin và những đề xuất để nâng cao chất lượng hoạt động tìm tin tại thư viện trường THCS Trung Nhứt – Thốt Nốt – TP. Cần Thơ
Bài viết đề cập trực tiếp đến hoạt động tìm tin tại thư viện trường nơi tôi đang công tác nhằm phản ánh lên thực trạng hoạt động tìm tin của thư viện trường hiện nay.
Đề tài gồm 3 chương
Chương I: GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT – THỐT NỐT – TP. CẦN THƠ
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÌM TIN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT - THỐT NỐT – TP. CẦN THƠ
Chương III: NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÌM TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT – THỐT NỐT – TP. CẦN THƠ

I. GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT – THỐT NỐT – TP. CẦN THƠ
1/. Quá trình hình thành và phát triển:
Trường THCS Trung Nhứt nằm trên quốc lộ 921 thuộc địa bàn phường Trung Nhứt, là một phường vùng ven của quận Thốt Nốt cách trung tâm quận 2km
- Năm 1996 – 1997 trường được tách ra từ trường TH Trung Nhứt I, CSVC còn nghèo nàn, với số lớp là 19/ 752HS và 44 CB – GV – CNV, cảnh quang môi trường còn nhiều hạn chế. Giai đoạn này thư viện dùng chung với thiết bị với diện tích 48m2, tổng số sách, báo các loại là 1.123 bản, cán bộ văn thư phụ trách kiệm nhiệm luôn thư viện thiết bị
- Năm 1998 – 1999 trường được đầu tư xây mới hoàn toàn với 32 phòng trong đó 15 phòng dùng cho 30 lớp/ 1015 học sinh, 13 phòng chức năng, 2 phòng thư viện với diện tích 96m2,  69 CB – GV – CNV, 1 CBTV chuyên trách
- Năm 2004 đến nay được sư quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục thư viện được nâng lên với diện tích 144m2, trong đó 1 phòng kho = 48m2; 1 phòng đọc giáo viên = 48m2; 1 phòng đọc học sinh = 48m2
Tổng số CB – GV – CNV là 96, 37 lớp/ 1329HS. Thư viện dần phát huy vai trò của mình để từng bước nâng tầm hoạt động, CBTV đã qua trường lớp đào   
2/. Nguồn lực thông tin:
Thư viện trường là nơi tập trung số lượng tài liệu khá phong phú, đa dạng nội dung lẫn hình thức. Hiện nay vốn tài liệu là 25.873 bản được chia theo từng loại như sau.
v    Sách giáo khoa:    8.096 bản
v    Sách giáo viên:     1.958 bản
v    Sách tham khảo: 11.539 bản
v    Sách thiếu nhi:      3.412 bản
v    Tạp chí:                    868 bản
Tất cả vốn tài liệu ấy đều do nguồn ngân sách ngành cấp, ngoài ra còn nhận biếu từ các doanh nghiệp, PHHS – GV – HS. Nguồn vốn ấy đã được sắp xếp ngăn nắp, khoa học.
3/. Đối tượng người dùng tin:
Thư viện trường học là thư viện chuyên ngành nên đối tượng dùng tin chủ yếu là CB – GV – CNV của trường

Bạn đọc thư viện


II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÌM TIN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT– THỐT NỐT – TP. CẦN THƠ
Căn cứ vào số lượng và chất lượng tài liệu, căn cứ vào đối tượng người dùng tin, thư viện trường THCS Trung Nhứt tổ chức kho theo hình thức kho đóng gồm 4 loại: Giáo khoa, giáo viên, tham khảo, thiếu nhi và được xếp theo số đăng ký cá biệt, dùng phương pháp ISBD để mô tả.
    
Bên cạnh đó thư viện tổ chức hệ thống mục lục để bạn đọc khai thác tài liệu có trong thư viện một cách nhanh nhất

- Tổ chức mục lục sẽ giới thiệu được toàn bộ tài liệu có trong thư viện với người dùng tin
- Mục lục thư viện giúp người dùng tin tìm đúng tài liệu mình cần một cách dễ dàng, nhanh chóng, là phương tiện tuyên truyền giới thiệu sách đến người dùng tin đầy đủ nhất
- Mục lục thư viện giúp CBTV nắm một cách chính xác, đầy đủ nội dung kho tài liệu để có hướng bổ sung hợp lý, kịp thời
- Mục lục thư viện không những thỏa mãn yêu cầu người dùng tin mà còn kích thích người dùng tin có những yêu cầu mới trong quá trình sử dụng thư viện.
          Hiện nay thư viện trường THCS Trung Nhứt đang áp dụng 3 loại mục lục đó là MLCC, MLPL và mục lục Album đây là hệ thống mục lục thủ công. Hệ thống mục mục này là tập hợp các phích mô tả về ấn phẩm, những tờ rời được CBTV mô tả đầy đủ thông tin về tài liệu có trong thư viện được sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định để phản ánh thành phần sách, nội dung vốn tài liệu có trong thư viện.
1/. Mục lục chữ cái:
- Mục lục chữ cái là một trong những loại mục lục thông dụng nhất trong thư viện trường học. Nó phản ánh đầy đủ nhất toàn bộ kho tài liệu của thư viện, giúp người dùng tin khai thác triệt để khi cần cũng như giúp CBTV trong việc bổ sung, luân chuyển, thanh lọc tài liệu
Tủ tra cứu tài liệu
- Mục lục chữ cái giúp người dùng tin tìm tài liệu nhanh chóng, chính xác
Có 2 loại mục lục chữ cái: đó là mục lục chữ cái theo tên sách, mục lục chữ cái theo tên tác giả
- Giúp bạn đọc xác định rõ trong thư viện có hay không có cuốn sách mà mình cần, giúp nghiên cứu trọn vẹn về một tác giả nào đó
2/. Mục lục phân loại:
Mục lục phân loại giới thiệu nội dung tài liệu của thư viện theo các môn khoa học và gắn liền với quá trình phân loại ấn phẩm, vì thế việc tổ chức va sắp xếp MLPL phải phù hợp với cơ cấu, nội dung của bảng phân loại mà thư viện đang sử dụng
Mục lục phân loại có tác dụng rất lớn trong việc giúp người dùng tin tra cứu sách theo môn loại tri thức phù hợp với yêu cầu học tập và chuyên môn của GV – HS
Mục lục phân loại được sắp xếp theo cơ cấu của một bảng phân loại, trong đó có môn loại tri thức được cấu tạo từ vấn đề tổng quát đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp nên có chức năng thông tin giáo dục rất lớn đối với bạn đọc muốn học hỏi, nghiên cứu một bộ môn nhất định
Ngoài ra MLPL còn là công cụ rất cần thiết đối với CBTV, giúp CBTV nắm được nội dung khoa học của kho sách. Từ đó có phương hướng để bổ sung sách , biên soạn mục lục chủ đề, các loại thư mục, tìm chọn, thay thế và giới thiệu sách phù hợp với yêu cầu của bạn đọc. MLPL cũng là cơ sở để thư viện tổ chức những buổi triễn lãm, giới thiệu sách theo những chuyên đề nhất định phù hợp với yêu cầu giảng dạy và học tập trong nhà trường
     Qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy việc tìm tin của CB – GV – CNV và HS của trường như sau
+ Đối với CB – GV – CNV: 50% là tự tìm tin ở MLCC vì họ nắm rõ được tên tài liệu hay tên tác giả chính mà họ cần. Khi tìm đúng tài liệu mình cần thì bạn đọc ghi vào phiếu yêu cầu đầy đủ thông tin như tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, số đăng k‎ý‎ cá biệt gởi lại CBTV để CBTV vào kho soạn tài liệu và vào sổ mượn sau đó trao cho bạn đọc.
Ví dụ: bạn đọc muốn tìm 1 quyển sách “ Giải bằng nhiều cách các bài toán lớp 9”  của tác giả Nguyễn Đức Tuấn thì bạn đọc tìm tin ở mục lục chữ cái theo tên sách là vần “G” còn theo tên tác giả thì vần “ NG”
Còn lại 50% là họ không nắm được tên sách, tên tác giả nên phải nhờ đến CBTV tư vấn, đối tượng này thường được hướng dẫn tìm tin ở MLPL vì khi tìm ở MLPL bạn đọc có thể khám phá kho tài liệu một cách triệt để
Ví dụ: bạn đọc muốn tìm 1 quyển sách “ Giải bằng nhiều cách các bài toán lớp 9”  của tác giả Nguyễn Đức Tuấn mà không nắm được tên tài liệu hoặc tên tác giả thì bạn đọc phải tìm tin ở mục lục phân loại là “51”
+ Đối với học sinh: hơn 60% tìm tin ở tủ mục lục là học sinh lớp 8- 9 vì lứa tuổi này các em ý thức được việc đọc sách là có ích cho việc học và tài liệu các em thích nhất là công nghệ thông tin, câu đố, khoa học, các sách hướng dẫn giải đáp các bài toán, lý, hóa, anh…….. đối tượng này thường được CBTV tư vấn và hướng dẫn sử dụng tủ MLPL vì đa số các em không nắm rõ tên sách, tên tác giả mà CBTV thì cũng không hiểu ý các em cần tìm là tên sách gì.
Ví dụ: bạn đọc muốn tìm quyển sách “ 270 đề và bài văn lớp 8” của tác giả Thái Thúy Văn, Thảo Bảo My, Lê Lương Tâm, Nguyễn Lan Thanh, nhưng không nắm rõ tên tài liệu hoặc tên các tác giả thì CBTV tư vấn bạn vào mục lục phân loại là “ 4(V).
Ngoài ra bạn đọc còn có thể khám phá thêm ở mục lục phân loại “ 4(V) này nhiều tên sách khác nữa mà bạn đọc chưa bao giờ biết đến.
Còn học sinh lớp 6 – 7 đa số các em thích đọc sách thiếu nhi tại chỗ lúc giờ chơi hoặc mượn về nhà vì sách thiếu nhi, những sách về danh nhân, lịch sử, khoa học …được trưng bày rất bắt mắt
Nhưng mặt hạn chế ở cách tìm tin MLCC, MLPL là có giới hạn bạn đọc, vì không thể cùng một lúc nhiều người cùng tìm tin được, hơn nữa thời gian giờ giải lao của GV – HS chỉ có 15 phút, việc tra cứu tủ mục lục chiếm hết thời gian nên khi tìm tin ở tủ mục lục được tài liệu thì đã hết giờ giải lao nên bạn đọc không đọc tại thư viện được, vì thế chủ yếu là bạn đọc tra cứu thông tin thường chéo buổi học để mượn về nhà
3/. Mục lục Album:
Để khắc phục hạn chế ở MLCC, MLPL cán bộ thư viện đã tập hợp các tài liệu bộ môn, khối lớp lập thành một danh mục để giới thiệu đến bạn đọc. Hình thức của loại mục lục này là những tờ rời được CBTV mô tả đầy đủ thông tin về tài liệu và được xếp vào album theo từng chủ đề nhất định, loại hình này CBTV photo thành 2 đến 3 bộ nhằm giúp GV – HS tiếp cận nhanh chóng với loại sách mà mình đang cần, loại hình này tiết kiệm chổ để trong thư viện, bạn đọc có thể mượn về lớp, về nhà để được giáo viên bộ môn, PHHH tư vấn nên cần những tài liệu nào.
Tra tìm tài liệu theo mục lục Album
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÌM TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT – THỐT NỐT – TP. CẦN THƠ
- Các cấp lãnh đạo cần có một hành lang pháp lý phù hợp về quy hoạch và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về thư viện để tiếp cận những cái mới và chuyên sâu hơn nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện
- Thư viện cần được trang bị máy vi tính, máy in, máy Scan
- Thư viện trường cần tin học hóa cơ sở dữ liệu của thư viện, nối mạng Internet để người dùng tin dễ dàng truy cập nhanh vốn tài liệu mà họ cần
- CBTV cơ bản phải biết sử dụng máy tính, biết truy cập Internet để tìm kiếm thông tin nhằm phục vụ thiết thực cho việc dạy và học của GV – HS
- CBTV cần tổ chức thêm mục lục trên máy vì sẽ giúp bạn đọc tiếp cận với cách tìm tài liệu hiện đại, nhanh chóng, và nó sử dụng bền lâu, tiện cho việc trao đổi tài liệu với các thư viện bạn
- CBTV thường xuyên cung cấp, chỉ dẫn cách sử dụng cơ quan thông tin/ thư viện cho bạn đọc để bạn đọc dễ dàng tra tìm tin
KẾT LUẬN:
Khi xã hội phát triển, công nghệ thông tin ngày càng được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống thì thư viện không nằm ngoài quy luật đó. Việc ứng dụng tin học trong xử lý thông tin càng thúc đẩy yêu cầu phải chuẩn hóa công tác hoạt động thư viện, mà hoạt động tìm tin là một trong những mặt tích cực của hoạt động thư viện
Có thể nói tìm tin bằng phương pháp truyền thống được tiến hành từ rất lâu, nhưng lại có nhiều hạn chế trong quá trình tìm tin như bạn đọc mất rất nhiều thời gian, tốc độ tìm tin diễn ra chậm. Sự ra đời của máy tính điện tử và ứng dụng chúng vào hoạt động thông tin thư viện đã tạo ra một bước phát triển mạnh mẽ trong hoạt động thông tin thư viện, dẫn đến quá trình tin học hóa nhiều công đoạn trong hoạt động thông tin thư viện. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những hệ thống tìm tin tự động hóa cũng ngày càng được phát triển và hoàn thiện. Tìm tin trong hệ thống tự động hóa đã trở nên một công việc phổ biến. Có thể nói tìm tin tự động hóa sẽ giúp cho:
Một là đối với cán bộ thư viện tìm tin tự động sẽ làm giảm cường độ làm việc của nhân viên thư viện trong việc giúp người dùng tin tìm tài liệu với khối lượng tài liệu nhiều
Hai là đối với người dùng tin tìm việc tin tự động sẽ cho kết quả nhanh chóng hơn so với việc tìm tin thông qua nhân viên thư viện, người dùng tin dễ dàng thao tác và thể hiện tính cơ động hơn trong việc tiếp cận thị khối lượng thông tin lớn, có thể truy nhập các thông tin một cách trực tiếp mà không cần sự hỗ trợ trung gian của nhân viên thư viện
Ba là tìm tin tự động hóa sẽ mang lại những biến đổi sâu sắc trong hoạt động của các thư viện truyền thống. Làm giảm diện tích kho chứa các tài liệu vì các tài liệu muốn thực hiện việc tìm tin tự động thì phải số hoá các cơ sở dữ liệu tài liệu. Làm tăng thêm vẻ mỹ quan( thẩm mỹ) cho cơ quan thông tin – thư viện sẽ cũng ảnh hưởng phần nào đến sự hứng thú cho người đọc đến với thư viện hơn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét