Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

GIỚI THIỆU MÔN HỌC MẠNG THÔNG TIN

Chương 1:                             CÁC KHÁI NIỆM VỀ MẠNG MÁY TÍNH
1/ Mạng máy tính:
1.1 Định nghĩa mạng máy tính
Mạng máy tính hay hệ thống mạng (tiếng Anh: Computer network hay network system), Được thiết lập khi có từ 2 máy vi tính trở lên kết nối với nhau để chia sẻ tài nguyên : máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu …

Cấu trúc máy tính

1.2 Mô hình mạng máy tính
+ Các thành phần của mạng
- Các hệ thống đầu cuối (end system) kết nối với nhau tạo thành mạng, có thể là các máy tính hoặc các thiết bị khác. Nói chung hiện nay ngày càng nhiều các loại thiết bị có khả năng kết nối vào mạng máy tính như điện thoại di động, tivi, …
            - Môi trường truyền (medio) mà các thao tác truyền thông được thực hiện qua đó. Môi trường truyền có thể là các loại dây dẫn (dây cáp), sóng điện từ (đối với các mạng không dây).
            - Giao thức truyền thông (protocol) là các quy tắc quy định cách trao đổi dữ liệu giữa các thưc thể.
      + Mô hình mạng máy tính
Một máy tính trên mạng có thể thuộc một trong ba loại như sau :
            - Máy trạm (Client): Không cung cấp tài nguyên mà chỉ sử dụng tài nguyên từ mạng.
            - Máy chủ (Server): Cung cấp tài nguyên và các dịch vụ cho các máy trên mạng.
            - Peer: sử dụng tài nguyên và đồng thời cũng cung cấp tài nguyên cho mạng.
Dựa vào cách mà các máy tính được nói vào mạng cũng như cách mà chúng tương tác với mạng và với nhau, mạng máy tính được chia làm ba mô hình cơ bản như sau:
            - Mô hình trạm – chủ (Clieent – Server):
Các máy trạm được được nối với các máy chủ, nhận quyền truy nhập mạng và tài nguyên mạng từ các máy chủ. Đối với Windows NT, Windows Server 2000, Windows Server 2003 các máy được tổ chức thành các miền (domain). An ninh trên các domain được quản lý bởi một  số máy chủ đặc biệt gọi là domain controller. Trên domain có một master domain controller được gọi là PDC (Primary Domain Controller) vad một BDC (Backup Domain Controller) để đề phòng trường hợp PDC gặp sự cố.
Mạng máy tính
            - Mô hình mạng ngang hàng (peer-to-peer)
            Mô hình này không có máy chủ, các máy trên mạng chia sẻ tài nguyên không phụ thuộc vào các máy khác trên mạng. Mạng ngang hàng thường được tổ chức thành các nhóm làm việc workgroup. Mô hình này không có quá trình đăng nhập tập trung, nếu đã đăng nhập vào mạng bạn có thể sử dụng tất cả các tài nguyên trên mạng. Truy cập vào các tài nguyên phụ thuộc vào người đã chia sẻ các tài nguyên đó, do vậy bạn có thể phải biết mật khẩu để có thể truy nhập được tới các tài nguyên được chia sẻ.
            - Mô hình lai (Hybrid)
            Mô hình này là sự kết hợp giữa Client-Server và peer-to-peer. Phần lớn các mạng máy tính trên thực tế thuộc mô hình này.
            Trong các mô hình mạng nói trên, mỗi mô hình có những ưu, nhược điểm riêng đối với từng chỉ tiêu đánh giá như: tính bảo mật thông tin, sự cài đặt, khả năng mở rộng mạng…
2.1.Phân loại mạng máy tính: theo khoảng cách:
Theo cách này mạng máy tính được chia thành các loại:
-         Mạng cục bộ - LAN ( Local Area Network)
-         Mạng thành phố - MAN (Metropolitan Area Network)
-         Mạng diện rộng – WAN (Wide Area Network)
-         Mạng toàn cầu – GAN (Global Area Network)
Mạng cục bộ - LAN ( Local Area Network)
Là mạng thường được lắp đặt trong các công ty, cơ quan. Bán kính tối đa giữa các máy trạm là dưới 1 km, với số lượng máy trạm từ vài chục đến vài trăm máy (thông thường dưới 100 máy)
Cấu trúc mạng LAN
Mạng thành phố - MAN (Metropolitan Area Network)
Là mạng thường được lắp đặt trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế xã hội có bán kính hàng trăm km, số lượng máy trạm có thể lên tới hàng nghìn, đường truyền có thể sử dụng cơ sở hạ tầng của viễn thông(đường điện thoại, cáp truyền hình)
Mạng diện rộng – WAN (Wide Area Network)
Là mạng thường được lắp đặt trong phạm vi mọt quốc gia, hoặc như mạng Internet phục vụ các công ty, ngành kinh tế  có bán kính rộng lớn, có thể liên kết nhiều mạng LAN, MAN. Đường truyền có thể sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông.
Mạng toàn cầu – GAN (Global Area Network)
Là mạng có thể trải rộng trong nhiều quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho những công ty siêu tốc quốc gia hoặc nhóm các quốc gia. Đường truyền có thể sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông. Mạng Internet là một mạng GAN.
- GIAO THỨC TCP/IP (Tranfer Control Protocol/ Internet Protocol) là một trong những bộ giao thức truyền thông mà Internet và hầu hết các mạng máy tính thương mại đang chạy trên đó. Bộ giao thức này được đặt tên theo hai giao thức chính của nó là TCP(giao thức Điều khiển giao vận) và IP (Giao thức Liên mạng). Chúng cũng là hai giao thức đầu tiên được định nghĩa. Một giao thức TCP/IP gồm 4 lớp, mỗi lớp đại diện là 1 con số kiểu byte. Mỗi máy tính trong mạng giao thức TCP/IP được cung cấp 1 con số nhận dạng gọi là đại chỉ IP. Ví dụ: 198.200.0.254
Chương 2: Internet cà các dịch vụ thông tin
1.Các khái niệm cơ bản
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của mạng internet
Tiền thân của mạng internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969
Khoảng năm 1974 thuật ngữ “ Internet” xuất hiện lần đầu tiên. Lúc đó mạng vẫn được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984 ARPANET được chia thành 2 phần: {hần thứ nhất được gọi là ARPANET, dành cho nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho mục đích quân sự
Năm 1980,  ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của internet. Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NEFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NEFNET Và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990
Tới năm 1995, NEFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển.
Với khả năng kết nối như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội…. Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không như như ngọcừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: Kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet
Năm 1991 xuất hiện của www: Tim berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu ( CERN) phát minh ra World Wide Web ( WWW) dựa theo một ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra từ 1985. Có thể nói đây là cuộc cách mạng trên Internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng.
Năm 1994 là năm kỷ niệm lần thứ 25 ra đời ARPANET, NIST đề nghị thống nhất dùng giao thức TCP/IP.WWW đã trở thành dịch vụ phổ biến nhất thứ 2 sau dịch vụ FTP. Những hình ảnh video đầu tiên được truyền từ mạng internet
Các ISP (Internet Service Provider) là nhà cung cấp dịch vụ internet. Các ISP phải thuê đường và cổng của một IAP (Internet Access Provider) Các ISP có quyền kinh doanh thông qua các hợp đồng cung cấp divhj vụ internet cho các tổ chức và các cá nhân sử dụng.
Ngày 19 tháng 11 năm 1997 Internet chính thức xuất hiện tại Việt Nam đặt dưới sự quản lý của VNPT
1.2 Tên miền (domain)
Mục đích chính của tên miền là cung cấp một hình thức đại diện, hay nói cách khác dùng những tên dễ nhậ biết thay cho những tài nguyên internet mà đa số được đánh địa chỉ bằng số. Cách nhìn trừu tượng này cho phép bất kỳ tài nguyên nào (gọi là Website) điều có thể được di chuyển đến một địa chỉ vật lý khác trong cấu trúc liên kết địa chỉ mạng, có thể là toàn cầu hoặc chỉ cục bộ trong một mạng intranet, mà trên thực tế là đang làm thay đổi địa chỉ IP. Việc dịch từ tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại do hệ thống DNS trên toàn cầu thực hiện.
Thiết lập DNS
II. CÁC GIAO THỨC SỬ DỤNG TRÊN THỨC INTERNET
Có nhiều giao thức được sử dụng để giao tiếp hoặc truyền đạt thông tin trên internet, dưới đây là một thức các giao thức tiêu biểu
-TCP: Thiết lập kết nối giữa các máy tính để truyền dữ liệu. Nó chia nhỏ dữ liệu ra thành những gói và đảm bảo việc truyền dữ liệu thành công.
-IP: Định tuyến các gói dữ liệu khi chúng được truyền qua internet đảm bảo dữ liệu sẽ đến đúng nơi nhận.
-HTTP: Cho phép trao đổi thông tin qua internet
-FTP: Cho phép trao đổi tập tin qua internet
-SMTP: Cho phép gửi các thông điệp thư điện tử (email) qua internet.
-POP3: cho phép nhận các thông điệp thư điện tử qua internet
_MIME : Một mở rộng của giao thức SMTP, cho phép gửi kèm các tập tin nhị phân, phim, nhạc, ….theo thư điện tử
-WAP : Cho phép trao đổi thông tin giữa các thiết bị không dây, như điện thoại di động
III. CÁC KỸ THUẬT KẾT NỐI MẠNG INTERNET
-         Dùng đường dây điện thoại( DiaUp, ADSL)
-         Kết nối trực tiếp dùng các cable (cáp quang)
-         Kết nối qua vệ tinh
IV. CÁC PHẦN MỀM DUYỆT WEB
Trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Văn bản và các hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết với các trang web khác của cùng một địa chỉ web hoặc địa chỉ web khác. Trình duyệt web cho phép người sử dụng truy cập các thông tin trên trang web một nhanh chóng và dễ nhàng thông qua các liên kết đó. Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau.
-Một số trình duyệt web hiện cho máy tính cá nhân bao gồm Internet Explorer, Mozilla Firefox, Opera, Safari…
5.3 Dịch vụ thông tin
- Máy tìm kiếm thông tin hay còn gọi với nghĩa rộng hơn là công cụ tìm kiếm (Search tool), thực chất là một phần mềm nhằm tìm ra các trang trên mạng Internet có nội dung theo yếu cầu người dùng dựa vào các thông tin mà chúng có. Việc tìm các tài liệu sẽ dựa vào các từ khóa.
-Từ khóa: được hiểu như là một tổ hợp các từ của một ngôn ngữ nhất định được sắp xếp hay quan hệ với nhau thông qua các biểu thức logic mà công cụ tìm kiếm hỗ trợ.
- Toán tử logic thường dùng khi tìm tin là *(AND), +(OR), -(NOT)

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT

LỜI MỞ ĐẦU

Trong trường học thư viện là bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học cho học sinh, tạo cơ sở từng bước đổi mới phương pháp dạy và học. Đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng, chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường.
Nhờ có thư viện tri thức được tích lũy trong tài liệu, sách, báo được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể nói thư viện là chiếc noi chứa nguồn tri thức của nhân loại, là nơi giúp cho con người có điều kiện học tập một cách sâu sắc và hoàn chỉnh kiến thức một cách bổ ích.
Chúng ta đang sống và hòa mình vào trong xu thế chuyển mình của đất nước. Để đạt được mục tiêu giáo dục trồng người các thư viện trường học cần phải cố gắng vươn lên để phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, từng bước thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ mà xã hội tin tưởng giao cho trong việc nâng cao chất lượng GD – ĐT toàn diện trong nhà trường và cũng để cho ngày càng phù hợp với xu thế phát triển chung của thư viện nước nhà.
Để thư viện thật sự hoạt động hiệu quả thì công tác nghiệp vụ của các thư viện trường học cần được chú ý hơn, cần nâng cao chất lượng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của GV – HS mà nhiệm vụ cơ bản của thư viện trường học thì phải có vốn tài liệu chất lượng và đầy đủ nội dung theo yêu cầu người dùng tin và được giới thiệu một cách thiết thực, đảm bảo việc thỏa mãn những yêu cầu về sách, báo, tạp chí cho GV – HS trong việc dạy và học. Một khi đã có vốn tài liệu thì hoạt động tìm tin là một trong những yếu tố tích cực của hoạt động thư viện vì vốn tài liệu được người dùng tin khai thác một cách triệt để thì vòng quay tài liệu đạt hiệu quả cao. Đó cũng là lý do tôi viết đề tài Phân tích thực trạng hoạt động tìm tin và những đề xuất để nâng cao chất lượng hoạt động tìm tin tại thư viện trường THCS Trung Nhứt – Thốt Nốt – TP. Cần Thơ
Bài viết đề cập trực tiếp đến hoạt động tìm tin tại thư viện trường nơi tôi đang công tác nhằm phản ánh lên thực trạng hoạt động tìm tin của thư viện trường hiện nay.
Đề tài gồm 3 chương
Chương I: GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT – THỐT NỐT – TP. CẦN THƠ
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÌM TIN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT - THỐT NỐT – TP. CẦN THƠ
Chương III: NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÌM TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT – THỐT NỐT – TP. CẦN THƠ

I. GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT – THỐT NỐT – TP. CẦN THƠ
1/. Quá trình hình thành và phát triển:
Trường THCS Trung Nhứt nằm trên quốc lộ 921 thuộc địa bàn phường Trung Nhứt, là một phường vùng ven của quận Thốt Nốt cách trung tâm quận 2km
- Năm 1996 – 1997 trường được tách ra từ trường TH Trung Nhứt I, CSVC còn nghèo nàn, với số lớp là 19/ 752HS và 44 CB – GV – CNV, cảnh quang môi trường còn nhiều hạn chế. Giai đoạn này thư viện dùng chung với thiết bị với diện tích 48m2, tổng số sách, báo các loại là 1.123 bản, cán bộ văn thư phụ trách kiệm nhiệm luôn thư viện thiết bị
- Năm 1998 – 1999 trường được đầu tư xây mới hoàn toàn với 32 phòng trong đó 15 phòng dùng cho 30 lớp/ 1015 học sinh, 13 phòng chức năng, 2 phòng thư viện với diện tích 96m2,  69 CB – GV – CNV, 1 CBTV chuyên trách
- Năm 2004 đến nay được sư quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục thư viện được nâng lên với diện tích 144m2, trong đó 1 phòng kho = 48m2; 1 phòng đọc giáo viên = 48m2; 1 phòng đọc học sinh = 48m2
Tổng số CB – GV – CNV là 96, 37 lớp/ 1329HS. Thư viện dần phát huy vai trò của mình để từng bước nâng tầm hoạt động, CBTV đã qua trường lớp đào   
2/. Nguồn lực thông tin:
Thư viện trường là nơi tập trung số lượng tài liệu khá phong phú, đa dạng nội dung lẫn hình thức. Hiện nay vốn tài liệu là 25.873 bản được chia theo từng loại như sau.
v    Sách giáo khoa:    8.096 bản
v    Sách giáo viên:     1.958 bản
v    Sách tham khảo: 11.539 bản
v    Sách thiếu nhi:      3.412 bản
v    Tạp chí:                    868 bản
Tất cả vốn tài liệu ấy đều do nguồn ngân sách ngành cấp, ngoài ra còn nhận biếu từ các doanh nghiệp, PHHS – GV – HS. Nguồn vốn ấy đã được sắp xếp ngăn nắp, khoa học.
3/. Đối tượng người dùng tin:
Thư viện trường học là thư viện chuyên ngành nên đối tượng dùng tin chủ yếu là CB – GV – CNV của trường

Bạn đọc thư viện


II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÌM TIN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT– THỐT NỐT – TP. CẦN THƠ
Căn cứ vào số lượng và chất lượng tài liệu, căn cứ vào đối tượng người dùng tin, thư viện trường THCS Trung Nhứt tổ chức kho theo hình thức kho đóng gồm 4 loại: Giáo khoa, giáo viên, tham khảo, thiếu nhi và được xếp theo số đăng ký cá biệt, dùng phương pháp ISBD để mô tả.
    
Bên cạnh đó thư viện tổ chức hệ thống mục lục để bạn đọc khai thác tài liệu có trong thư viện một cách nhanh nhất

- Tổ chức mục lục sẽ giới thiệu được toàn bộ tài liệu có trong thư viện với người dùng tin
- Mục lục thư viện giúp người dùng tin tìm đúng tài liệu mình cần một cách dễ dàng, nhanh chóng, là phương tiện tuyên truyền giới thiệu sách đến người dùng tin đầy đủ nhất
- Mục lục thư viện giúp CBTV nắm một cách chính xác, đầy đủ nội dung kho tài liệu để có hướng bổ sung hợp lý, kịp thời
- Mục lục thư viện không những thỏa mãn yêu cầu người dùng tin mà còn kích thích người dùng tin có những yêu cầu mới trong quá trình sử dụng thư viện.
          Hiện nay thư viện trường THCS Trung Nhứt đang áp dụng 3 loại mục lục đó là MLCC, MLPL và mục lục Album đây là hệ thống mục lục thủ công. Hệ thống mục mục này là tập hợp các phích mô tả về ấn phẩm, những tờ rời được CBTV mô tả đầy đủ thông tin về tài liệu có trong thư viện được sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định để phản ánh thành phần sách, nội dung vốn tài liệu có trong thư viện.
1/. Mục lục chữ cái:
- Mục lục chữ cái là một trong những loại mục lục thông dụng nhất trong thư viện trường học. Nó phản ánh đầy đủ nhất toàn bộ kho tài liệu của thư viện, giúp người dùng tin khai thác triệt để khi cần cũng như giúp CBTV trong việc bổ sung, luân chuyển, thanh lọc tài liệu
Tủ tra cứu tài liệu
- Mục lục chữ cái giúp người dùng tin tìm tài liệu nhanh chóng, chính xác
Có 2 loại mục lục chữ cái: đó là mục lục chữ cái theo tên sách, mục lục chữ cái theo tên tác giả
- Giúp bạn đọc xác định rõ trong thư viện có hay không có cuốn sách mà mình cần, giúp nghiên cứu trọn vẹn về một tác giả nào đó
2/. Mục lục phân loại:
Mục lục phân loại giới thiệu nội dung tài liệu của thư viện theo các môn khoa học và gắn liền với quá trình phân loại ấn phẩm, vì thế việc tổ chức va sắp xếp MLPL phải phù hợp với cơ cấu, nội dung của bảng phân loại mà thư viện đang sử dụng
Mục lục phân loại có tác dụng rất lớn trong việc giúp người dùng tin tra cứu sách theo môn loại tri thức phù hợp với yêu cầu học tập và chuyên môn của GV – HS
Mục lục phân loại được sắp xếp theo cơ cấu của một bảng phân loại, trong đó có môn loại tri thức được cấu tạo từ vấn đề tổng quát đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp nên có chức năng thông tin giáo dục rất lớn đối với bạn đọc muốn học hỏi, nghiên cứu một bộ môn nhất định
Ngoài ra MLPL còn là công cụ rất cần thiết đối với CBTV, giúp CBTV nắm được nội dung khoa học của kho sách. Từ đó có phương hướng để bổ sung sách , biên soạn mục lục chủ đề, các loại thư mục, tìm chọn, thay thế và giới thiệu sách phù hợp với yêu cầu của bạn đọc. MLPL cũng là cơ sở để thư viện tổ chức những buổi triễn lãm, giới thiệu sách theo những chuyên đề nhất định phù hợp với yêu cầu giảng dạy và học tập trong nhà trường
     Qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy việc tìm tin của CB – GV – CNV và HS của trường như sau
+ Đối với CB – GV – CNV: 50% là tự tìm tin ở MLCC vì họ nắm rõ được tên tài liệu hay tên tác giả chính mà họ cần. Khi tìm đúng tài liệu mình cần thì bạn đọc ghi vào phiếu yêu cầu đầy đủ thông tin như tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, số đăng k‎ý‎ cá biệt gởi lại CBTV để CBTV vào kho soạn tài liệu và vào sổ mượn sau đó trao cho bạn đọc.
Ví dụ: bạn đọc muốn tìm 1 quyển sách “ Giải bằng nhiều cách các bài toán lớp 9”  của tác giả Nguyễn Đức Tuấn thì bạn đọc tìm tin ở mục lục chữ cái theo tên sách là vần “G” còn theo tên tác giả thì vần “ NG”
Còn lại 50% là họ không nắm được tên sách, tên tác giả nên phải nhờ đến CBTV tư vấn, đối tượng này thường được hướng dẫn tìm tin ở MLPL vì khi tìm ở MLPL bạn đọc có thể khám phá kho tài liệu một cách triệt để
Ví dụ: bạn đọc muốn tìm 1 quyển sách “ Giải bằng nhiều cách các bài toán lớp 9”  của tác giả Nguyễn Đức Tuấn mà không nắm được tên tài liệu hoặc tên tác giả thì bạn đọc phải tìm tin ở mục lục phân loại là “51”
+ Đối với học sinh: hơn 60% tìm tin ở tủ mục lục là học sinh lớp 8- 9 vì lứa tuổi này các em ý thức được việc đọc sách là có ích cho việc học và tài liệu các em thích nhất là công nghệ thông tin, câu đố, khoa học, các sách hướng dẫn giải đáp các bài toán, lý, hóa, anh…….. đối tượng này thường được CBTV tư vấn và hướng dẫn sử dụng tủ MLPL vì đa số các em không nắm rõ tên sách, tên tác giả mà CBTV thì cũng không hiểu ý các em cần tìm là tên sách gì.
Ví dụ: bạn đọc muốn tìm quyển sách “ 270 đề và bài văn lớp 8” của tác giả Thái Thúy Văn, Thảo Bảo My, Lê Lương Tâm, Nguyễn Lan Thanh, nhưng không nắm rõ tên tài liệu hoặc tên các tác giả thì CBTV tư vấn bạn vào mục lục phân loại là “ 4(V).
Ngoài ra bạn đọc còn có thể khám phá thêm ở mục lục phân loại “ 4(V) này nhiều tên sách khác nữa mà bạn đọc chưa bao giờ biết đến.
Còn học sinh lớp 6 – 7 đa số các em thích đọc sách thiếu nhi tại chỗ lúc giờ chơi hoặc mượn về nhà vì sách thiếu nhi, những sách về danh nhân, lịch sử, khoa học …được trưng bày rất bắt mắt
Nhưng mặt hạn chế ở cách tìm tin MLCC, MLPL là có giới hạn bạn đọc, vì không thể cùng một lúc nhiều người cùng tìm tin được, hơn nữa thời gian giờ giải lao của GV – HS chỉ có 15 phút, việc tra cứu tủ mục lục chiếm hết thời gian nên khi tìm tin ở tủ mục lục được tài liệu thì đã hết giờ giải lao nên bạn đọc không đọc tại thư viện được, vì thế chủ yếu là bạn đọc tra cứu thông tin thường chéo buổi học để mượn về nhà
3/. Mục lục Album:
Để khắc phục hạn chế ở MLCC, MLPL cán bộ thư viện đã tập hợp các tài liệu bộ môn, khối lớp lập thành một danh mục để giới thiệu đến bạn đọc. Hình thức của loại mục lục này là những tờ rời được CBTV mô tả đầy đủ thông tin về tài liệu và được xếp vào album theo từng chủ đề nhất định, loại hình này CBTV photo thành 2 đến 3 bộ nhằm giúp GV – HS tiếp cận nhanh chóng với loại sách mà mình đang cần, loại hình này tiết kiệm chổ để trong thư viện, bạn đọc có thể mượn về lớp, về nhà để được giáo viên bộ môn, PHHH tư vấn nên cần những tài liệu nào.
Tra tìm tài liệu theo mục lục Album
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÌM TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT – THỐT NỐT – TP. CẦN THƠ
- Các cấp lãnh đạo cần có một hành lang pháp lý phù hợp về quy hoạch và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về thư viện để tiếp cận những cái mới và chuyên sâu hơn nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện
- Thư viện cần được trang bị máy vi tính, máy in, máy Scan
- Thư viện trường cần tin học hóa cơ sở dữ liệu của thư viện, nối mạng Internet để người dùng tin dễ dàng truy cập nhanh vốn tài liệu mà họ cần
- CBTV cơ bản phải biết sử dụng máy tính, biết truy cập Internet để tìm kiếm thông tin nhằm phục vụ thiết thực cho việc dạy và học của GV – HS
- CBTV cần tổ chức thêm mục lục trên máy vì sẽ giúp bạn đọc tiếp cận với cách tìm tài liệu hiện đại, nhanh chóng, và nó sử dụng bền lâu, tiện cho việc trao đổi tài liệu với các thư viện bạn
- CBTV thường xuyên cung cấp, chỉ dẫn cách sử dụng cơ quan thông tin/ thư viện cho bạn đọc để bạn đọc dễ dàng tra tìm tin
KẾT LUẬN:
Khi xã hội phát triển, công nghệ thông tin ngày càng được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống thì thư viện không nằm ngoài quy luật đó. Việc ứng dụng tin học trong xử lý thông tin càng thúc đẩy yêu cầu phải chuẩn hóa công tác hoạt động thư viện, mà hoạt động tìm tin là một trong những mặt tích cực của hoạt động thư viện
Có thể nói tìm tin bằng phương pháp truyền thống được tiến hành từ rất lâu, nhưng lại có nhiều hạn chế trong quá trình tìm tin như bạn đọc mất rất nhiều thời gian, tốc độ tìm tin diễn ra chậm. Sự ra đời của máy tính điện tử và ứng dụng chúng vào hoạt động thông tin thư viện đã tạo ra một bước phát triển mạnh mẽ trong hoạt động thông tin thư viện, dẫn đến quá trình tin học hóa nhiều công đoạn trong hoạt động thông tin thư viện. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những hệ thống tìm tin tự động hóa cũng ngày càng được phát triển và hoàn thiện. Tìm tin trong hệ thống tự động hóa đã trở nên một công việc phổ biến. Có thể nói tìm tin tự động hóa sẽ giúp cho:
Một là đối với cán bộ thư viện tìm tin tự động sẽ làm giảm cường độ làm việc của nhân viên thư viện trong việc giúp người dùng tin tìm tài liệu với khối lượng tài liệu nhiều
Hai là đối với người dùng tin tìm việc tin tự động sẽ cho kết quả nhanh chóng hơn so với việc tìm tin thông qua nhân viên thư viện, người dùng tin dễ dàng thao tác và thể hiện tính cơ động hơn trong việc tiếp cận thị khối lượng thông tin lớn, có thể truy nhập các thông tin một cách trực tiếp mà không cần sự hỗ trợ trung gian của nhân viên thư viện
Ba là tìm tin tự động hóa sẽ mang lại những biến đổi sâu sắc trong hoạt động của các thư viện truyền thống. Làm giảm diện tích kho chứa các tài liệu vì các tài liệu muốn thực hiện việc tìm tin tự động thì phải số hoá các cơ sở dữ liệu tài liệu. Làm tăng thêm vẻ mỹ quan( thẩm mỹ) cho cơ quan thông tin – thư viện sẽ cũng ảnh hưởng phần nào đến sự hứng thú cho người đọc đến với thư viện hơn